Chưa phân loại

4 nguyên tắc cơ bản trong công tác phòng chống dịch bệnh tại trại chăn nuôi heo

Hiện nay, những vấn đề các trại chăn nuôi quan tâm không chỉ là quản lý trại, nâng cao hiệu quả sinh sản mà còn làm thế nào để có thể kiểm soát hạn chế dịch bệnh.

Từ sau năm 2002, các trại chăn nuôi heo hầu như đều gặp phải các dịch bệnh như PRRS, PMWS, PRDC, PED (thường gọi là 4P), gần đây trên toàn quốc còn xuất hiện dịch bệnh PRRS độc lực cao khiến các trại gặp khó khăn càng trở nên khó khăn hơn. Khi nhìn nhận các sự việc này có thể là chúng ta đã thừa nhận sự thất bại trong việc phòng chống dịch bệnh. Chúng ta trước đây và ngay cả bây giờ thường quan tâm đến việc điều trị hơn là vấn đề phòng dịch. Ai cũng biết vấn đề phòng dịch cho trại chăn nuôi rất quan trọng. Hãy xem quá trình phòng dịch của trại mình đã và đang thực hiện như thế nào, và hãy thực hiện lại công tác phòng dịch của mình tuân theo 4 nguyên tắc cơ bản sau đây.

Hạn chế tiếp xúc tối đa với heo.

Mặc dù có trường hợp dịch bệnh lây vào trại là do các động vật hoang dã, côn trùng, gió… nhưng đa số nguyên nhân là do con người, xe cộ, heo mua về, kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật, phân hoặc con người cũng có thể là vật trung gian lây bệnh gây ra. Chính vì vậy, trại chăn nuôi heo phải xây dựng các biện pháp cách ly hiệu quả, khống chế tại cửa ra vào, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với heo.

Rà soát lại các nguyên nhân gây stress.

Động vật khi bị stress là lúc dễ bị mắc bệnh. Không chỉ là các nguyên nhân gây stress vật lý thông thường mà ta đã biết như nuôi mật độ cao, heo bị lạnh mà còn do hệ thống miễn dịch không bảo vệ được trước sự tấn công của vi khuẩn gây stress. Chúng ta luôn phải quan sát, rà soát để tìm biện pháp sao cho heo giảm được các nguyên nhân gây stress.

Vệ sinh – Sát trùng.

Vệ sinh, sát trùng các thiết bị, dụng cụ. Mỗi ngày phải kiểm tra xem dụng cụ có được sát trùng đạt yêu cầu hay không.Cần chọn lựa thuốc sát trùng theo đúng nồng độ và mục đích. Phải nắm rõ nồng độ, thời gian tác dụng của thuốc để sử dụng đạt hiệu quả cao nhất. Cần tiến hành vệ sinh sát trùng chuồng trại thường xuyên, theo chu kỳ sản xuất của trại và đúng kỹ thuật. Trong tình huống khẩn cấp, ví dụ như trang trại gần đó có heo mắc dịch bệnh tiêu chảy, cần phải vệ sinh sát trùng cẩn thận hơn và thường xuyên hơn cả bên trong và bên ngoài trại. Cuối cùng là, tất cả mọi người trong trại phải có ý thức tốt trong vệ sinh phòng chống dịch.

Tầm quan trọng của dinh dưỡng.

Phải cho đủ tất cả heo con bú được sữa đầu (colostrum). Vì sữa đầu chỉ sản xuất trong khoảng 24 giờ sau khi heo nái hạ thai và heo con cũng chỉ có khả năng hấp thụ sữa đầu tốt nhất trong 24 giờ đầu. Sữa non (hay sữa đầu) thường đậm đặc hơn sữa thường, có chứa nhiều sinh tố A, nhiều protein mà đặc biệt là gamma globulin (kháng thể) của nái mẹ để truyền cho heo con, giúp heo con kháng bệnh trong thời kỳ bú mẹ. Để phát huy hết khả năng của hệ miễn dịch nhằm chống lại các loại bệnh cần tiếp tục bổ sung trong cám các nguyên tố vi lượng, khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa với liều lượng phù hợp cho từng lứa tuổi của heo.

Lê Thuận

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông TP. HCM


Blog Người Chăn nuôi là một trang web phi lợi nhuận, dành cho người nông dân, chuyên tổng hợp, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về con giống, bệnh, kỹ thuật chăn nuôi.

Bạn có thể gửi các câu hỏi, vướng mắc của mình dưới form sau để chúng tôi trợ giúp. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ liên hệ lại và luôn sẵn lòng giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm của mình.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

    – Thư viện Kiến thức Chăn nuôi: TRUY CẬP NGAY

    – Chuyên mục Bản tin nông sản hàng tuần: TRUY CẬP NGAY

    – Ấn phẩm Người Chăn nuôi xuất bản hàng tháng: TRUY CẬP NGAY

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *