Chưa phân loại

7 mô hình nuôi trùn quế đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con

Phân trùn quế hiện đang là phân hữu cơ cao cấp và giàu dinh dưỡng cho nhà nông. Trùn quế ngày nay được đưa vào nuôi công nghiệp với quy mô lớn nhỏ giúp tăng kinh tế, cung cấp phân bón dinh dưỡng cho cây trồng và làm thức ăn cho vật nuôi. Để đem lại kinh tế cao thì đầu tiên cần phải tìm hiểu kỹ các mô hình nuôi trùn quế hiệu quả. Sau đây là các mô hình nuôi trùn quế phổ biến mà nhà nông nên biết.

Lợi ích từ mô hình nuôi trùn quế

Trùn quế hay còn được biết đến với tên gọi là giun quế, trùn đỏ, giun đỏ. Chúng thuộc loài giun đất nhưng có hàm lượng đạm cao, sinh sản nhanh và thích nghi tốt nên thường được đưa vào sản xuất thương mại. Ngày nay trùn quế được thuần hóa và nuôi công nghiệp với nhiều quy mô lớn nhỏ. Việc sản xuất trùn quế được gọi là ủ sâu, ủ sâu quan trọng nhất ở quá trình làm thức ăn, cho ăn và thu hoạch. Ủ sâu trùn quế dễ thực hiện và có thể ủ tại nhà quy mô nhỏ.

Mô hình nuôi trùn quế đem lại nhiều lợi ích cho bà con. Đầu tiên là cung cấp phân bón giàu dinh dưỡng và an toàn cho cây trồng. Phân trùn quế giàu dinh dưỡng nhất trong các loại phân giun vì ruột trùn có khả năng xử lý tốt, phân trùn quế còn có lớp màng thủy phân giúp giữ dinh dưỡng và cải thiện kết cấu đất. Loại phân này chứa các dưỡng chất tốt cho cây và hệ vi sinh vật phong phú.

Ngoài tạo ra phân thì trùn quế còn có thể làm thức ăn cho vật nuôi. Con giun quế có hàm lượng đạm cao nên dùng để vỗ béo cho gà, vịt… rất hiệu quả. Bên cạnh đó việc nuôi trùn quế còn giúp bảo vệ môi trường từ việc xử lý phân gia súc, rác thải nhà bếp. Từ mô hình nuôi trùn quế có thể mang lại thu nhập cao nhờ việc bán giun quế giống.

7 mô hình nuôi trùn quế hiện nay

Mô hình nuôi trùn quế trang trại

Mô hình này dành cho nuôi trùn quế quy mô lớn, nhiều đầu tư. Để thực hiện làm trang trại trùn quế thì phải xây dựng chuồng trại kiên cố, nuôi với số lượng trùn lớn. Việc làm chuồng trại nuôi trùn sẽ đảm bảo được môi trường sống cho trùn, không bị thiệt hại do mưa bão gây ra. Khi cần thiết chúng ta có thể mở rộng quy mô. Làm trang trại trùn quế cần trang bị kiến thức về nuôi trùn để có thể đạt hiệu quả cao nhất.

Nuôi trùn quế trong vườn cao su

Đây cũng là mô hình nuôi giun quế phổ biến với chi phí thấp. Để thực hiện mô hình này thì bà con sẽ tiến hành làm chuồng ở dưới gốc cao su, chuồng được làm kiên cố và chắc chắn. Ở dưới gốc cao su có bóng râm, nhiệt độ mát mẻ nên rất thích hợp để nuôi trùn quế. Mô hình nuôi trùn tại vườn cao su có ưu điểm là chi phí thấp, hiệu quả cao tuy nhiên cần phải thay chuồng thường xuyên. Vì trồng dưới gốc cây nên việc cây đổ gãy, ngập nước mưa là một trong những hạn chế của mô hình này.

Nuôi trùn quế theo tầng

Mô hình nuôi trùn quế theo tầng là tận dụng diện tích để làm các tầng nuôi trùn. Nếu bà con có diện tích nhỏ thì có thể áp dụng mô hình này để nuôi trùn quế. Cùng một đơn vị diện tích nhưng nuôi trùn quế mô hình tầng giúp tăng thành phẩm, nuôi trùn với số lượng lớn hơn. Chuồng nuôi trùn quế phải được xây dựng kiên cố, chắc chắn và không dễ đổ gãy. Vật liệu làm chuồng có thể làm bằng tre, gỗ, sắt… Tuy nhiên mô hình này có một số hạn chế trong việc cho trùn ăn và bất tiện khi thu hoạch.

Nuôi trùn quế bên bờ tường rào

Mô hình nuôi này dành cho bà con muốn tận dụng nuôi trùn kết hợp trồng bầu, bí, mướp… Áp dụng mô hình này giúp tiết kiệm chi phí nhưng mang lại hiệu quả cao. Chuồng nuôi trùn sẽ tận dụng bờ tường và xây thêm một hàng gạch song song để tạo thành luống nuôi. Thế là hoàn thành chuồng trại nuôi trùn với chi phí thấp. Tuy nhiên đây là mô hình nuôi trùn nhỏ, không thể mở rộng quy mô khi có nhu cầu.

Nuôi trùn quế trong thùng chứa, thùng xốp

Dành cho ai có nhu cầu nuôi trùn quế và lấy phân theo quy mô nhỏ tại nhà. Trùn quế sẽ được nuôi trong thùng xốp có đục lỗ thoát nước, nuôi với số lượng trùn nhỏ, chủ yếu để lấy phân bón cho cây và cung cấp thức ăn cho vật nuôi. Kỹ thuật nuôi trùn quế tại nhà không khó. Chỉ cần chuẩn bị thùng xốp có lỗ thoát nước, ủ thức ăn (phân gia súc, rác hữu cơ) và cho trùn ăn thường xuyên. Sau vài tháng là có thành phẩm phân trùn quế chất lượng, dinh dưỡng. Mô hình này có thể giúp các gia đình xử lý một lượng lớn rác thải nhà bếp trong nhà.

Nuôi trùn quế kết hợp nuôi gà thả vườn

Như chúng ta đã biết thì trùn quế là thức ăn giàu dinh dưỡng cho vật nuôi như gà, vịt… Chính vì vậy mô hình nuôi trùn quế kết hợp gà thả vườn đã ra đời và đem lại hiệu quả cao cho bà con nông dân. Gà khi ăn trùn quế sẽ lớn nhanh nhờ bổ sung lượng đạm cao, giảm nguy cơ mắc bệnh và giúp rút ngắn thời gian nuôi.

Đặc biệt nếu có sẵn nguồn phân bón như phân bò, phân dê… thì nên thực hiện mô hình này giúp giảm chi phí và rút ngắn thời gian chăn nuôi. Phân trùn quế sau khi thu hoạch còn có thể bón cho cây cối như gừng, cây ăn quả… Mô hình này đang được áp dụng ở nhiều nơi tại các tỉnh thành nhờ hiệu quả 3 trong 1.

Bên cạnh mô hình nuôi trùn kết hợp thả vườn thì có thể kết hợp nuôi cá, trồng cây để đem lại hiệu quả cao hơn. Trùn quế có thể dùng làm thức ăn cho cá, gà vịt còn phân trùn có thể bón cho cây trồng.

Ứng dụng công nghệ cao để nuôi trùn quế

Hiện nay việc áp dụng các kỹ thuật công nghệ cao trong nông nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Nuôi trùn quế thông thường tuy có hiệu quả nhưng không cao, đôi khi phân trùn quế không đảm bảo chất lượng nên khó bán ra trên thị trường. Nếu áp dụng công nghệ cao để nuôi trùn thì sẽ tạo môi trường tốt cho trùn phát triển và đảm bảo được chất lượng.

Thức ăn chính cho trùn không chỉ là phân động vật, rác hữu cơ mà nên bổ sung thêm phế phẩm sau biogas, men vi sinh nhập khẩu… Không chỉ ứng dụng công nghệ trong việc nuôi trùn mà còn sản xuất phân trùn quế, đóng bao bì sản phẩm. Phân trùn quế mới ra lò có độ ẩm cao nên gặp khó khăn khi vận chuyển. Do đó bà con có thể áp dụng công nghệ để giảm ẩm, làm phân dạng viên nén… để đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng.

Lời kết

Tùy vào điều kiện, nhu cầu mà bà con có thể lựa chọn mô hình nuôi trùn quế thích hợp để tăng thu nhập, hiệu quả kinh tế cao. Chúc bà con thành công!

Nguồn: Giathe.vn


Blog Người Chăn nuôi là một trang web phi lợi nhuận, dành cho người nông dân, chuyên tổng hợp, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về con giống, bệnh, kỹ thuật chăn nuôi.

Bạn có thể gửi các câu hỏi, vướng mắc của mình dưới form sau để chúng tôi trợ giúp. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ liên hệ lại và luôn sẵn lòng giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm của mình.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

    – Thư viện Kiến thức Chăn nuôi: TRUY CẬP NGAY

    – Chuyên mục Bản tin nông sản hàng tuần: TRUY CẬP NGAY

    – Ấn phẩm Người Chăn nuôi xuất bản hàng tháng: TRUY CẬP NGAY

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *