Phòng và điều trị hội chứng tiêu chảy ở dê
Chăn nuôi dê hiện đang được người chăn nuôi nhiều địa phương lựa chọn làm mô hình phát triển kinh tế , xóa đói giảm nghèo có hiệu quả và bền vững bởi chăn nuôi dê đang có những lợi thế nhất định như: Dê là loài động vật ăn tạp, dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao, sinh sản nhanh hơn trâu bò.
Thức ăn của dê cũng đa dạng, phong phú, dễ tìm kiếm. Ngoài ra dê còn dễ vận chuyển, dễ bán, các sản phẩm từ thịt dê là nguồn thức ăn có giá trị và đang được thị trường ưa chuộng. Để chăn nuôi dê an toàn, có hiệu quả và bền vững người chăn nuôi cần nắm rõ quy trình phòng bệnh và nhận biết một số bệnh thường gặp trên đàn dê. Trong đó bệnh tiêu chảy trên đàn dê là một trong những vấn đề hay xảy ra và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh trưởng, phát triển của chúng. Để giúp cho bà con chăn nuôi dê nắm rõ hơn về vấn đề này chúng tôi xin nêu nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh này như sau:
*Nguyên nhân
– Bệnh thường xảy ra ở dê con. Các loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh thường là: E.coli, Salmonella, Clostridium perfingens, rota virus…. Giun sán cũng là một nguyên nhân gây tiêu chảy thường xuyên ở đàn dê
– Dê được nuôi nhốt trong điều kiện chật chội và vệ sinh kém, thức ăn bị nhiễm bùn, bẩn, ướt hay thức ăn tinh thô kém chất lượng bị ẩm mốc hoặc do thay đổi thức ăn, chế độ ăn đột ngột.
– Dê được nuôi nhốt trong điều kiện chật chội và vệ sinh kém, thức ăn bị nhiễm bùn, bẩn, ướt hay thức ăn tinh thô kém chất lượng bị ẩm mốc hoặc do thay đổi thức ăn, chế độ ăn đột ngột.
*Triệu chứng
Dạng nhẹ: Thể trạng dê bình thường, tiêu chảy ngắn, phân thay đổi từ nhão đến loãng, tăng nhu động đường ruột.
Dạng nặng: Mất nước, dê mệt mỏi, ủ rủ, kém ăn, mồm khô, hay nằm, hậu môn dính bết phân, phân có mùi hôi thối, gầy sút nhanh, da tai lạnh, mắt nhợt nhạt, bỏ ăn, có thể dẫn đến chết do mất nước.
Dạng nặng: Mất nước, dê mệt mỏi, ủ rủ, kém ăn, mồm khô, hay nằm, hậu môn dính bết phân, phân có mùi hôi thối, gầy sút nhanh, da tai lạnh, mắt nhợt nhạt, bỏ ăn, có thể dẫn đến chết do mất nước.
*Phòng bệnh
Đối với dê con sơ sinh cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt, giữ ấm cho đàn dê. Đặc biệt vào mùa mưa rét cần che chắn chuồng trại và có biện pháp sưởi ấm cho dê. Thức ăn nước uống phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không bị ôi thiu lên men mốc, không nên thay đổi thức ăn một cách đột ngột.
Đối với chuồng trại hàng ngày phải được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo khô ráo, thông thoáng. Định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng nuôi bằng các thuốc sát trùng như: Vikon S, BenKocid, Omnicide, Han Iodine, Povi dine định kỳ và thường xuyên theo hướng dẫn của Nhà sản xuất.
Đối với chuồng trại hàng ngày phải được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo khô ráo, thông thoáng. Định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng nuôi bằng các thuốc sát trùng như: Vikon S, BenKocid, Omnicide, Han Iodine, Povi dine định kỳ và thường xuyên theo hướng dẫn của Nhà sản xuất.
*Điều trị
Cho dê vào nơi ấm, khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh sát trùng sàn chuồng dê ốm. Tiến hành cho dê uống dung dịch chống mất nước, điện giải như: Orêsol từ 300 ml – 1,5 lít/ngày. Trường hợp dê yếu thì phải truyền dung dịch chống mất nước như: Ringerlactat, hoặc nước muối sinh lý 0,9%, hạn chế cho dê ăn các loại thức ăn xanh nhiều nước.
Nếu bệnh ở thể nhẹ có thể dùng các loại lá chát như lá ổi, lá sim, lá chè xanh, quả hồng xiêm xanh cho ăn hoặc giã nát vắt lấy nước cho uống.
Trường hợp nặng thì dùng các loại kháng sinh sau để điều trị.
+ Hanceft: 1ml/10 kgTT. Tiêm ngày 1 lần.
+ Han – Clamox: 1ml/20 kgTT. Tiêm ngày 1 lần.
+ Genta – Coleno, Genta – Tylan, NoFlox, Colistin tiêm bắp với liều 1ml/ 8 – 10 kg khối lượng cơ thể.
– Kết hợp dùng Cafein, VTM B1 tiêm bắp 1 lần/ngày trợ sức, trợ lực cho con vật. Cho uống điện giải liên tục 5 ngày liền.
Có thể nói phát triển chăn nuôi dê đang có nhiều ưu điểm và lợi thế nhất định; có thể giúp cho người nông dân gia tăng thu nhập và phát triển kinh tế nông hộ một cách bền vững. Để khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của loại vật nuôi này, người chăn nuôi ngoài việc chọn giống tốt có năng suất cao, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm thì cần quan tâm xử lý tốt, kịp thời Hội chứng tiêu chảy trên đàn dê sẽ giúp cho chúng sống khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và cho hiệu quả kinh tế cao nhất./.
Nếu bệnh ở thể nhẹ có thể dùng các loại lá chát như lá ổi, lá sim, lá chè xanh, quả hồng xiêm xanh cho ăn hoặc giã nát vắt lấy nước cho uống.
Trường hợp nặng thì dùng các loại kháng sinh sau để điều trị.
+ Hanceft: 1ml/10 kgTT. Tiêm ngày 1 lần.
+ Han – Clamox: 1ml/20 kgTT. Tiêm ngày 1 lần.
+ Genta – Coleno, Genta – Tylan, NoFlox, Colistin tiêm bắp với liều 1ml/ 8 – 10 kg khối lượng cơ thể.
– Kết hợp dùng Cafein, VTM B1 tiêm bắp 1 lần/ngày trợ sức, trợ lực cho con vật. Cho uống điện giải liên tục 5 ngày liền.
Có thể nói phát triển chăn nuôi dê đang có nhiều ưu điểm và lợi thế nhất định; có thể giúp cho người nông dân gia tăng thu nhập và phát triển kinh tế nông hộ một cách bền vững. Để khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của loại vật nuôi này, người chăn nuôi ngoài việc chọn giống tốt có năng suất cao, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm thì cần quan tâm xử lý tốt, kịp thời Hội chứng tiêu chảy trên đàn dê sẽ giúp cho chúng sống khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và cho hiệu quả kinh tế cao nhất./.
Văn Thắng
Nguồn: Khuyến Nông Nghệ An
Blog Người Chăn nuôi là một trang web phi lợi nhuận, dành cho người nông dân, chuyên tổng hợp, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về con giống, bệnh, kỹ thuật chăn nuôi.
Bạn có thể gửi các câu hỏi, vướng mắc của mình dưới form sau để chúng tôi trợ giúp. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ liên hệ lại và luôn sẵn lòng giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm của mình.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:
– Thư viện Kiến thức Chăn nuôi: TRUY CẬP NGAY
– Chuyên mục Bản tin nông sản hàng tuần: TRUY CẬP NGAY
– Ấn phẩm Người Chăn nuôi xuất bản hàng tháng: TRUY CẬP NGAY