Đặc điểm nguồn gốc giống Vịt cỏ
Nguồn gốc giống vịt cỏ phổ biến ở nước ta. Vịt cỏ (hay còn gọi là vịt đàn, vịt tàu) là một trong những giống vịt được nuôi lâu đời và phổ biến ở nước ta. Phân bố phổ biến khắp mọi miền đất nước, chiếm 85% trong tổng đàn, tập trung nhiều ở các vùng lúa nước. Trong vòng 10 năm trở lại đây, vịt có xu hướng chủ yếu phân bố ở Đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền Trung. Ở các tỉnh phía Nam có số lượng vịt giảm dần và được thay thế bằng vịt Anh Đào.
Nguồn gốc bắt nguồn từ vịt trời, qua quá trình thuần hóa tự nhiên tạo thành giống Vịt cỏ thích nghi với đời sống chăn thả hiện nay. Do con người không có tác động chọn lọc, nên giống vịt này đang bị pha tạp nhiều.
Đặc điểm ngoại hình của giống vịt cỏ
Vịt có lông màu vàng, có con màu xanh, màu cà cuống có chấm đen, có con đen nhạt. Vì bị pha tạp nhiều nên có nhiều màu lông khác nhau.
Vịt có đầu thanh, mắt sáng, lanh lợi, mỏ dẹt, khỏe và dài, mỏ thường có màu vàng, có con mỏ màu xanh cà cuống lấm chấm đen, có con màu tro. Cổ dài, mình thon nhỏ, ngực lép. Chân hơi dài so với thân, chân thường màu vàng, có con màu nâu, một số con màu đen (những con này toàn thân có màu da xám). Những con màu lông khác thì có da trằng hơi vàng. Dáng đi nhanh nhẹn, kiếm mồi giỏi, tỷ lệ nuôi sống cao.
Khối lượng mới nở 42 g/con. Lúc trưởng thành con trống nặng 1,6 kg, con mái nặng 1,5 kg/con. Mỗi năm có thể đẻ từ 150 – 250 quả trứng, tuỳ theo điều kiện nuôi dưỡng. Khối lượng trứng 65 g/quả, 70 – 80 ngày tuổi có thể giết thịt.
Nguồn: Naihuou.com