Chưa phân loại

Hướng dẫn chọn cừu giống và mua cừu giống Ninh Thuận

Sau đây chúng tôi sẽ chia sẽ cho tất cả các bạn hướng dẫn chọn cừu giống và mua cừu giống ninh thuận về nuôi để đạt được hiệu quả trong quá trình chăn nuôi làm giàu.

I. CHỌN CỪU CÁI LÀM GIỐNG

Về Ngoại hình

– Vẻ mặt linh hoạt.
– Có một hõm phía trước xương chậu, thể hiện khả năng tiêu hóa tốt .
– Hông rộng, có bầu vú gắn chặt vào phần bụng.
– Đầu rộng hơi dài mình nở rộng, ngực sâu và dài, vẻ linh hoạt.
– Lưng thẳng bụng to vừa phải, hong rộng, lông mịn.
– Bộ phận sinh dục nở nang.
– Chân trước và sau cứng cáp thẳng đứng, các khớp gọn thanh.
– Bầu vú phát triển, vú thuộc loại vú da (bóp thấy bên trong mềm nhão nhưng khi căng sữa tiết ra nhiều). Gân sữa (tĩnh mạch). Có những tĩnh mạch lớn nổi rõ ở bầu vú, tĩnh mạch gấp khúc thì cừu nhiều sữa. Cừu cái tơ tĩnh mạch thường lặn dưới da, phải lấy tay sờ mới thấy.
– Chọn con giống từ những bố mẹ có lý lịch rõ ràng. Là con của bố mẹ cho năng suất cao.

II. CHỌN CỪU ĐỰC LÀM GIỐNG

Về ngoại hình :

– Cừu đực có đầu ngắn, rộng, tai to và dày cụp xuống, thân hình cân đối, cổ to, ngực nở, tứ chi khỏe mạnh, cứng cáp, chắc chắn, hai tinh hoàn to đều đặn, săn chắc.

b/Dòng giống :

Chọn cừu đực để giống từ cừu mẹ là cừu tốt, đẻ từ lứa thứ hai đến lứa thứ tư. Chọn cừu đực là con một, vì con một bao giờ cũng có thể trọng cao.

CÁCH XEM RĂNG ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC TUỔI CỪU

– Từ sơ sinh đến một năm tuổi : răng sữa .

– Một năm rưỡi : thay 2 răng cửa giữa .

– Hai năm tuổi : thay 2 răng cửa bên .

– Hai năm 9 tháng : thay 2 răng áp góc .

– Ba năm 9 tháng : thay 2 răng góc .

– Gần 6 năm tuổi : Chân răng hở .

ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN

1/ Tuổi sinh sản

– Yếu tố khí hậu, dinh dưỡng ảnh hưởng đến tuổi thành thục sinh dục. Thành thục sinh dục lúc 6 tháng, tuổi phối giống 8 – 9 tháng. Cừu đực thành thục sinh dục lúc 160 ngày. Tuổi phối giống 2 – 6 năm tuổi. Cừu mang thai 150 ngày.

– Cừu cái sử dụng từ 6,7 năm tuổi thì loại thải.

2/ Động dục

– Chu kỳ động dục 16 – 17 ngày. Thời gian động dục 24 tiếng. Những biểu hiện động dục : Cừu cái trở nên lo lắng, sợ hãi, kém ăn, hay kêu, đuôi ve vẩy liên tục, âm hộ sưng đỏ. Nhiều trường hợp có chất nhờn màu trắng hay hồng chảy ra, lúc đầu nhiều và trong suốt, sau ít hẳn và keo dính lại.

– Một cừu đực có thể phụ trách phối giống cho đàn 25 – 30 cừu cái.

– Tuyệt đối không cho cừu đực giao phối cùng cừu cái đồng huyết, phải thường xuyên có kế hoạch thay đổi đực giống. (Từ 1,5 – 2 năm thay một lần )

– Số con trên lứa đẻ : 1 con ( 91% ), 2 con ( 7% ), 3 con ( 0,99% ) .

3. Cừu con

– Hai tuần tuổi đầu thức ăn chủ yếu là sữa mẹ.

– Từ tuần tuổi thứ 2 cừu con bắt đầu bứt ngọn cỏ để ăn lúc này dạ cỏ mới phát triển và phát triển mạnh từ tuần tuổi thứ 5.

– Sau thời gian này phải có cỏ tươi cho cừu con ăn để kích thích bộ máy tiêu hoá phát triển (đặc biệt là dạ cỏ), cừu con sẽ chuyển nhanh sang giai đoạn tự dưỡng nhờ nguồn thức ăn bên ngoài, đồng thời bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt do sữa mẹ cung cấp không đầy đủ.

– Con vật có tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng tích lũy cao đầu tư thức ăn thời kỳ này sẽ mang lại hiệu quả cao.

Nguồn: tiendat123


Blog Người Chăn nuôi là một trang web phi lợi nhuận, dành cho người nông dân, chuyên tổng hợp, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về con giống, bệnh, kỹ thuật chăn nuôi.

Bạn có thể gửi các câu hỏi, vướng mắc của mình dưới form sau để chúng tôi trợ giúp. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ liên hệ lại và luôn sẵn lòng giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm của mình.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

    – Thư viện Kiến thức Chăn nuôi: TRUY CẬP NGAY

    – Chuyên mục Bản tin nông sản hàng tuần: TRUY CẬP NGAY

    – Ấn phẩm Người Chăn nuôi xuất bản hàng tháng: TRUY CẬP NGAY

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *