Kỹ thuật làm chuồng trại đà điểu
Đà điểu tuy đã có mặt khá lâu tại Việt Nam nhưng chăn nuôi giống gia cầm này có nhiều khác biệt. Để có thể nuôi đà điểu đạt hiệu quả cần có hệ thống không gian và chuồng trại phù hợp.
Vị trí
Đà điểu có thể nuôi được trên nhiều địa hình như vườn đồi, trang trại vùng cát, đồng cỏ… với điều kiện phải có diện tích tương đối rộng để trồng cỏ làm thức ăn xanh, làm chuồng trại, sân chơi, vườn cây để chúng trú ngụ, nghỉ ngơi.
Phần chuồng có mái che
Đà điểu có thói quen thích sống ở ngoài trời nên diện tích nuôi trong nhà chỉ từ 20 – 30 m, chuồng nuôi chỉ cần làm đơn giản, mục đích không làm hỏng thức ăn như cám và thức ăn khác. Mái chuồng nên lợp bằng tôn, bằng ngói. Chuồng nuôi cũng không cần làm sàn vì đà điểu ít khi nằm, và khi nằm thì nằm xuống nền.
Sân chơi
Kích thước tối thiểu 60 m, nền sân phải có thảm cỏ và có chỗ rải cát tối thiểu 10 cm, vì đà điểu sống ở vùng sa mạc, thường xuyên tắm cát làm sạch cơ thể và loại bỏ kí sinh trùng ngoài da. Không để nền có nilon, mảnh sành… vì đà điểu sẽ mổ ăn gây tắc ruột. Ngăn cách sân chơi bằng hàng rào, cột bê tông cách nhau khoảng 3 m, lưới kẽm B40 đầu gập xuống tránh móc vào cổ đà điểu. Chiều cao từ 1,5 – 2 m nếu là chim lứa và cao 2,5 m nếu là chim trưởng thành, chim sinh sản. Rào cần cao như vậy mới ngăn được chim trống hai ngăn chuồng kề cận nhau không mổ nhau. Đà điểu có đặc tính giống gà, những con gà trống cũng thường xuyên có xu hướng đánh nhau tranh giành con mái.
Ngoài sân chơi nên trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn xanh cho đà điểu. Đây là giống chim duy nhất biết ăn cỏ. Nhưng cũng tránh trồng nhiều cỏ, vì chim ăn nhiều cỏ cũng bị tiêu chảy. Nên trồng cây để tạo lùm bụi cho chim tránh nắng, các cây phải thẳng hàng vì đà điểu có thể chạy đâm vào cây, gây tai nạn. Nếu nuôi đà điểu với số lượng lớn, đất đủ rộng, có thể làm nhiều chuồng liền kề nhau. Giữa hai dãy chuồng tạo lối đi đủ rộng để tiện cho người nuôi chăm sóc, cung cấp thức ăn, nước uống, làm vệ sinh chuồng trại…
Sân bãi cũng phải cao ráo tránh ngập úng trong mùa mưa. Nên chọn một vài địa điểm để làm hố cát để chim có thêm thức ăn (đà điểu có thói quen thích ăn nhiều cát) đồng thời các hố cát này cũng là nơi chim trống đào ổ để chim mái đẻ trứng.
Sân bãi cần cao ráo, tránh ngập úng trong mùa mưa. Trong sân, chọn một vài địa điểm để làm hố cát (do đà điểu có thói quen thích ăn nhiều cát), đồng thời các hố cát này cũng là nơi chim trống đào ổ để chim mái đẻ trứng.
Ngoài chuồng nuôi đà điểu, người nuôi cần chừa đất để xây dựng nhà kho để chứa lương thực nuôi chim, nơi ấp trứng và úm chim sơ sinh. Hệ thống điện, nước cần phải có đầy đủ ngay từ đầu…
Máng ăn, máng uống
Máng ăn được cố định ở cộ cao từ 0,5 – 0,7 m. Dài khoảng 1,5 m, cao 0,6 m, rộng 0,45 m là kích thước thích hợp khi cho ăn tránh gây rơi vãi, đảm bảo từ 5 – 10 con/máng. Khi thiết kế cần làm thêm các lỗ thoát nước để vệ sinh dễ dàng trong ngày.
Máng uống nước cho đà điểu đảm bảo luôn cung cấp nước sạch cho đà điểu, đặt cố định chắc chắn không để đà điểu chen chúc hay dẫm đạp vào máng uống.
Âm thanh
Hệ thần kinh đà điểu rất nhạy cảm, dễ kích động khi có tiếng động lớn đột ngột hoặc người lạ mặt. Lúc đó cả bầy dồn tụ lại một chỗ ngóc đầu lên cao, quay lại bốn phía như đề phòng hiểm họa, nếu có sự kích động mạnh, cả bầy chạy loạn xạ có thể dẫm đạp lên nhau, đâm vào bất cứ chướng ngại vật nào dễ gây chấn thương, rách da hoặc gẫy cổ rồi chết. Do đó, khi nuôi đà điểu, cần tránh âm thanh quá mạnh, để vật nuôi được yên tĩnh…
Đức Minh
Nguồn: nguoichannuoi.vn
Blog Người Chăn nuôi là một trang web phi lợi nhuận, dành cho người nông dân, chuyên tổng hợp, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về con giống, bệnh, kỹ thuật chăn nuôi.
Bạn có thể gửi các câu hỏi, vướng mắc của mình dưới form sau để chúng tôi trợ giúp. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ liên hệ lại và luôn sẵn lòng giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm của mình.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:
– Thư viện Kiến thức Chăn nuôi: TRUY CẬP NGAY
– Chuyên mục Bản tin nông sản hàng tuần: TRUY CẬP NGAY
– Ấn phẩm Người Chăn nuôi xuất bản hàng tháng: TRUY CẬP NGAY