Chưa phân loại

Kỹ thuật lựa chọn dê giống năng suất cho nhà nông

Việc chăn nuôi dê có đạt hiệu quả kinh tế cao hay không phụ thuộc rất lớn vào đàn dê giống của bà con. Vậy làm thế nào để có được những kỹ thuật chọn dê giống sinh sản tốt? Bài viết sau  sẽ hướng dẫn bà con cách chọn dê giống thông qua ngoại hình từ a đến z. Tham khảo ngay!

Cách chọn dê giống thịt qua ngoại hình nhà nông nên biết

Cách chọn dê giống hầu hết phụ thuộc vào kỹ thuật chọn dê qua ngoại hình của chúng. Để biết được dê giống có ngoại hình như thế nào mời bạn theo dõi các kỹ thuật lựa dê giống như sau.

       Chọn dê đực giống thịt qua ngoại hình

Dưới đây là một số kỹ thuật chọn lựa dê giống đực:

  • Tinh hoàn: Tinh hoàn là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật chọn dê giống đực. Hai tinh hoàn to đều bằng nhau, trông khỏe và săn chắc, bìu dái nổi rõ ràng chứng tỏ dê giống của bạn có khả năng sinh sản của chúng tốt.
  • Đầu: Đầu ngẩng cao thể hiện tính đực mạnh mẽ, đầu nhỏ và miệng rộng ăn tạp dễ ăn. Hai tai cụp xuống, cặp sừng hơi hướng phía sau cho thấy chúng hiền lành, không quá hung hăng. 2 hàm của dê cân xứng, không bị lệch, không đưa ra hoặc đưa vào quá nhiều so với hàm còn lại.
  • Hình dáng: Dê đực giống phải cao to, khung xương lớn, cấu trúc cân xứng, lưng thẳng. Dê con sinh ra phụ thuộc rất lớn vào gen của dê giống đực, do đó bà con cần chọn dê cao to, dài đòn để dê con cũng to và nặng ký.
  • Lông: Lông mướt mịn, không bị sần sùi, chạy dọc từ đầu lưng và mông. Lông ngắn mọc sát vào da chứng tỏ dê nặng thịt
  • 4 chân: 4 chân thẳng, khỏe mạnh, phần cổ chân không bị hướng ra ngoài nhiều, cân đối với thân dê. Bạn nên lưu ý chọn dê giống có đôi chân không vòng kiềng.

  • Chọn dê đực giống tốt để nâng cao chất lượng cả đàn dê
  • Chọn dê cái giống thịt qua ngoại hình

    Cách chọn dê giống cái được dựa trên một số yếu tố sau, bà con lưu ý quan sát khi đi mua dê giống:

    • Bầu vú: Bầu vú là tiêu chí hàng đầu trong kỹ thuật chọn dê giống cái. 4 bầu vú to đều bằng nhau, nằm gọn hướng về trước, thấy được các tĩnh mạch và vân sữa trên bầu vú. Núm vú dài khoảng 4 – 6 cm nằm vững chắc trên mỗi bầu vú.
    • Hình dáng: Thân hình khi nhìn ngang có dạng hình chữ nhật, mình nở rộng, lưng thẳng, bụng to vừa phải, hông rộng. Dê cái giống thường có 1 hõm vào trước vùng xương chậu thể hiện dê có khả năng tiêu hóa tốt. Lưu ý không chọn dê cái giống có xương hông hẹp và dốc.
    • Lông: Da mịn, lông mềm mại, ngắn mọc sát vào da
    • 4 chân: Dê cái có đôi chân cao, chắc chắn, đảm bảo bầu vú không bị xệ thấp xuống mặt đất, để dê con bú dễ dàng hơn. Khớp mắt cá thẳng để dê đi không ảnh hưởng đến bầu vú.
    • Đầu: Đầu rộng và hơi dài, trông rắn chắc và rất linh hoạt. Bà con lưu ý không chọn dê cái giống có lông tai bị trụi và cổ bị ngắn.
    • Kỹ thuật chọn dê giống trong chăn nuôi thật sự rất quan trọng, chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh sản và phát triển của đàn dê. Bà con cần lưu ý chọn các giống dê sinh trưởng tốt và chọn dê có các đặc điểm ngoại hình như  hướng dẫn.
    • Kiến thức phối giống cho dê đực và dê cái thịt

      Sau khi chọn dê giống, bà con cần tìm hiểu các kiến thức phối giống để giúp dê sinh sản tốt hơn.

      Chu kỳ sinh sản dê đực: Dê đực phát triển nhanh, có khả năng trưởng thành sinh dục sớm. Tuy nhiên, bà con không nên cho dê đực phối giống quá sớm khi chúng chưa đủ khối lượng và độ tuổi tối thiểu cần thiết. Tốt nhất bà con cho dê đực phối giống từ 1 năm tuổi hoặc ít nhất là 7 – 8 tháng tuổi, khoảng 17 kg trở lên. Tỷ lệ phối giống giữa đực và cái là 1 con đực phối cho dưới 40 con cái khác là tốt nhất. Không nên để dê đực phối cho quá nhiều con cái, chúng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và chất lượng dê con khi sinh ra.

      Sau khoảng 2 năm, bà con phải thay dê giống đực khác, để đảm bảo không phối giống cho các dê có quan hệ huyết thống, tránh hiện tượng trùng huyết. Nếu phối giống trùng huyết khiến dê con sinh ra bị dị tật, yếu ớt, dễ mắc bệnh… ảnh hưởng tiêu cực đến đàn dê của bà con.

    • Chu kỳ sinh sản dê cái: Dê cái có khả năng giao phối từ 5 – 9 tháng. Tốt nhất bà con nên cho dê cái phối giống khi đạt khối lượng khoảng 20 –  25 kg, khoảng từ 1 năm tuổi là tốt nhất. Chu kỳ phối giống dê cái giao động từ 18 – 24 ngày với thời gian động dục từ 24 – 36 giờ, khoảng 2 – 3 ngày. Thời gian mang thai trung bình của dê cái giống là 144 – 153 ngày, tương tương 5 tháng 10 ngày. Dê cái thường sinh 3 lứa trong 2 năm, đối với dê cái thịt được chăm sóc tốt có thể đẻ 2 lứa/ năm. Sau khoảng 1 đến 2 tháng sau khi cơ quan sinh dục của dê bình phục mới cho phối giống trở lại. Khi tới đợt phối giống, dê cái sẽ có các biểu hiện sau đây:
      • Dê thường ngoắc đuôi, đuôi hơi xụ xuống, năng động hơn
      • Dê cái đi tiểu nhiều lần, kêu rống lạ hơn mọi ngày
      • Âm hộ sưng to hơn, chảy nước và chất nhờn

      Các giống dê thịt cho năng suất cao

      Sau khi tìm hiểu cách chọn dê giống qua ngoại hình, bà con phải tìm cho mình loại giống dê tốt nhất. Hiện nay có 3 loại dê giống được nuôi nhiều nhất, mang lại năng suất cao vượt trội.

      1. Tìm hiểu dê boer giống

      Dê boer là loại dê mà bà con nên ưu tiên lựa chọn dê giống để chăn nuôi. Đây là giống dê thịt có hiệu quả năng suất cao nhất thế giới. Chúng có nguồn gốc từ Nam Phi, được lai tạo khi du nhập vào Châu Âu. Thân thịt chất lượng, có độ cứng chắc cao và  cực kỳ nặng ký. Dê boer có màu trắng, đầu đỏ, mắt nâu, tai cụp xuống, sừng cong về sau và đôi chân rất chắc khoẻ.

    • Sinh trưởng: Một con dê boer cái trưởng thành có thể nặng tới 110kg và dê boer đực là 160kg. Chúng được đánh giá cao về kích thước, tăng trọng rất nhanh. Dê boer ăn uống khá tạp, kỹ thuật chăm sóc rất đơn giản, dê sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam, dễ nuôi.Sinh sản: Dể boer bắt đầu động đực từ 5 – 7 tháng tuổi, dê cái phối giống từ 7 – 8 tháng tuổi. Thời gian mang thai của dê cái từ 145 – 155 ngày tương đương khoảng 5 tháng. Mỗi lứa dê boer cái đẻ từ trung bình khoảng 2 -3 con. Bầu vú to, nhiều sữa nuôi con. Dê đực có thể quản lý phối giống cho 25 – 30 dê cái.

      2.Tìm hiểu dê bách thảo giống

      Nguồn gốc và ngoại hình: Dê bách thảo là giống dê của Việt Nam được lai tạo từ dê Pháp và dê Ấn Độ tại Bình Thuận. Dê bách thảo to con, cao lớn, đôi tai cụp xuống, lông đen tương tự như dê cỏ có thể xen lẫn màu trắng. Chúng đem lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân do đó ngày nay dê bách thảo được nuôi rất phổ biến. Ngày nay, dê Bách Thảo được nhiều nhà nông chọn dê giống, đặc biệt là các khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận.

    • Sinh trưởng: Dê bách thảo có hình dáng cao lớn và nặng ký hơn hẳn dê cỏ. Dê bách thảo đực trưởng thành có thể đạt 80kg và cao 90cm, dê cái đạt từ 45kg và cao 70cm.  Dê bách thảo ăn tạp, thích hợp với khí hậu Việt Nam và cực kỳ mau lớn, ít bệnh tật.Sinh sản: Dê bách thảo đực từ 5 – 8 tháng tuổi có thể phối giống, dê cái giao phối sinh sản từ 6 – 7 tháng tuổi. Dê cái mắn đẻ, bầu vú cho nhiều sữa và nuôi con rất giỏi. Cứ khoảng 7 tháng chúng đẻ 1 lứa, lứa đầu 1 con, từ lứa thứ 2 đẻ từ 2 con trở lên.
    • 3. Tìm hiểu dê cỏ giốngNguồn gốc và ngoại hình: Dê cỏ là giống dê thịt nội địa, dê ta có nguồn gốc tại Việt Nam. Bộ lông của chúng có màu trắng hoặc nâu hoặc khoang trắng nâu. Dê cỏ ít bệnh tật, sinh sản rất nhanh và phù hợp với môi trường khí hậu ở Việt Nam. Tuy nhiên, dê có có thân hình nhỏ nhắn, thấp hơn so với các giống dê ngoại nhập.
    • Sinh trưởng: Dê cỏ khi sinh ra nặng khoảng 1,7 – 1,9 kg, khi trưởng thành nặng nhất chỉ đạt 30 – 35 kg. Tính trung bình thì dê đực chỉ nặng khoảng 25 kg và dê cái chỉ khoảng 20kg. Nhìn chung, dê cỏ không cho được hiệu suất chăn nuôi tốt như một số giống dê khác.

      Đặc tính sinh sản: Dê cỏ sinh sản 1 năm từ 1 – 2 lứa, mỗi lứa cách nhau khoảng 6 – 7 tháng. Mỗi lần sinh sản, dê cỏ có thể đạt từ 1 – 3 con/ lứa.

      Nguồn: bachhoareview


    • Blog Người Chăn nuôi là một trang web phi lợi nhuận, dành cho người nông dân, chuyên tổng hợp, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về con giống, bệnh, kỹ thuật chăn nuôi.Bạn có thể gửi các câu hỏi, vướng mắc của mình dưới form sau để chúng tôi trợ giúp. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ liên hệ lại và luôn sẵn lòng giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm của mình.

        Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

        – Thư viện Kiến thức Chăn nuôi: TRUY CẬP NGAY

        – Chuyên mục Bản tin nông sản hàng tuần: TRUY CẬP NGAY

        – Ấn phẩm Người Chăn nuôi xuất bản hàng tháng: TRUY CẬP NGAY


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *