Chưa phân loại

Kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng

Thịt dê đang là loại thực phẩm rất được người tiêu dùng ưa chuộng bởi vị thơm ngon tự nhiên, và quan trọng hơn độ “sạch” cao. Nhiều hộ nông dân đã rất thành công nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi dê thịt nhốt chuồng để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một tăng cao

1, Chuồng nuôi dê

Chuồng nuôi cần đảm bảo sạch sẽ, khô ráo và tránh được nắng nóng, ẩm thấp. Nền chuồng chăn nuôi dê có thể láng bằng xi măng, bằng phẳng để dễ dàng vệ sinh, các cống rãnh thoát nước tiểu và phân dê được thiết kế hợp lý. Chuồng chăn nuôi dê đặt theo hướng Đông Nam là thích hợp nhất, vừa ấm áp mùa đông vừa mát mẻ mùa hè.

Yêu cầu chung về chuồng nuôi:

Hướng: Nên lựa chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam để chuồng thông thoáng, mát mẻ. Với phương pháp pháp chăn thả tự nhiên thì không bắt buộc.

Vị trí: Chuồng dê phải có áo, không bị ẩm ướt, trũng nước. Lựa chọn vị trí làm chuồng sạch sẽ, yên tĩnh, cách xa khu dân cư, nguồn nước nhưng phải đảm bảo dễ dàng quản lý, chăm sóc và vệ sinh.

Diện tích chuồng nuôi: Phụ thuộc vào số lượng đàn vật nuôi. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng:

       Loại        Nhốt cá thể (con/m2)       Nhốt chung (con/m2)
 Dê cái sinh sản 0,8 – 1.0 1,0 – 1,2
Dê đực giống 1,0 – 1,2 1,4 – 1,6
Khoảng cách từ sàn nuôi đến mặt đất phải cao từ 50 – 80cm. Sàn nhốt dê chỉ được hở từ 1 – 1,5cm để chân dê không bị lọt xuống bên dưới nhưng vẫn dễ dàng dọn dẹp vệ sinh. Thành chuồng nuôi phải cao tối thiểu từ 1,5 – 1,8cm, đóng bằng gỗ hoặc tre, các nan cách nhau từ 6 – 10cm. Nền chuồng bên dưới sàn phải có độ nghiêng từ 2 – 3%, dốc dần về phía rãnh thoát nước. Bà con phải làm cửa chuồng dê để quản lý, bảo vệ và thuận tiện trong việc xuất bán đàn dê. Cửa chuồng yêu cầu rộng từ 60 – 80cm. Đối với mô hình nuôi dê nhốt chuồng khép kín, trong chuồng nuôi bà con phải treo máng thức ăn tinh, máng thức ăn thô xanh, máng uống. Đối với hình thức nuôi dê nhốt chuồng có sân chơi thì sân chơi phải rộng gấp 3 lần chuồng, đảm bảo mật độ 2 – 5m2/ con, xung quanh có lưới thép hoặc gỗ tre để làm hàng rào bảo vệ.  Trong sân cũng có máng ăn, máng uống.

2, Lồng dê

Lồng hay còn gọi là cũi dê có thể được làm bằng tre hoặc gỗ tùy ý. Bà con có thể tận dụng những vật liệu sẵn có trong tự nhiên để làm lồng nhốt dê. Lồng nhốt dê có chân cao, cách đất ít nhất 50cm, kích thước rộng từ 1.5 – 2m.

3, Sân chơi

Khu vực sân chơi tương đối quan trọng trong thiết kế chuồng trại nhất là đối với chăn nuôi dê thịt. Sân chơi để cho dê đi lại, nô đùa kích thích ăn mau, thịt dai chắc. Sân chơi nên làm nền bằng đất, có hàng rào chắn xung quanh, không gian thoáng mát, không đọng nước ẩm thấp. Diện tích sân chơi thường rộng ít nhất gấp 3 lần chuồng nuôi.

4. Kỹ thuật chăn nuôi dê

Trước bất kỳ một mô hình chăn nuôi nào, yếu tố con giống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt là trong kỹ thuật chăn nuôi dê sinh sản, giống đực tốt giống cái tốt ắt con sinh ra cũng có sức khỏe tốt, mau lớn.
Cách chọn giống
Lựa chọn những con dê cái lông bóng mềm, thân hình nở nang cân đối, ngực sâu, bầu vú nở rộng. Quanh khu vực bầu vú có nhiều mạch máu nổi nhìn thấy được. Ưu tiên chọn những con dê cái có quá trình sinh trưởng vượt trội nhất trong đàn từ lúc sơ sinh đến khi trưởng thành.

Đối với dê đực, lựa chọn những con ngoại hình vạm vỡ, khỏe mạnh, 4 chi vững chắc, nhanh nhẹn, hăng hái và đặc biệt 2 quả tinh hoàn to, đều.

Chú ý kỹ thuật phối giống khi nuôi dê chăn thả:

Không được phối giống đồng huyết, cận huyết.

Dê cái phối giống lần đầu từ trên 7 tháng tuổi, dê đực Bách Thảo từ trên 9 tháng tuổi.

Biểu hiện động dục của dê cái: kém ăn, nhảy lên lưng con khác, niêm mạc âm hộ màu đỏ, hồng, âm hộ sưng. Biểu hiện động dụng của con cái kéo dài từ 2 – 3 ngày. Bà con cho phối giống vào ngày thứ 2.

Nếu như sau 18 – 21 ngày mà dê cái không có biểu hiện thụ thai thì bà con cần.

Trong thời gian dê cái mang thai tuyệt đối không nên chăn thả quá xa, không được dồn đuổi, đánh đập, đặc biệt là những ngày cuối của thai kỳ.

Thức ăn chăn nuôi dê
Theo kỹ thuật chăn nuôi dê từ dân du mục, thức ăn chăn nuôi dê rất đa dạng bởi đây là loài ăn tạp: cỏ tự nhiên, cỏ bụi, lá cây, rơm rạ, củ quả, thức ăn tinh… Có thể thấy thức ăn cho chăn nuôi dê khá tương đồng với chăn nuôi trâu, bò. Trong khẩu phần ăn của dê, thức ăn thô chiếm khoảng từ 55 đến 70%, còn lại là thức ăn tinh.

Thiến giống cho dê thịt

Đối với dê đực lấy thịt, bà con phải thiến để chúng cho sản lượng thịt tốt nhất. Thời gian bắt đầu thiến là từ khi dê đạt 3 tuần tuổi vì nếu thiến trước chúng sẽ còn yếu, khó chịu đựng. Còn kéo dài quá thời gian thì khó thiến vì bản tính dê đực rất hung hăng.

Cách thiến giống cho dê đực như sau:

Bước 1: Làm vệ sinh sạch sẽ, sát trùng túi dịch hoàn. Kéo nhanh và nắm chắc 2 dịch hoàn ra phía bên ngoài rồi buộc lại để nó không di chuyển trở lại phía bên trong.

Bước 2: Dùng một con dao nhỏ và sắc để cắt một đường dài khoảng 3 – 4 cm vào chính giữa túi dịch hoàn. Lúc này phần dịch hoàn ở bên trong sẽ lộ ra, bà con kéo dịch hoàn ra bên ngoài.

Bước 3: Phần trên thừng dịch hoàn bà con buộc thắt lại thành 2 nút cách nhau 1,5cm. Sau đó, dùng dao sắc để cắt phần thừng dịch hoàn giữa hai nút buồn đó. Bà con cũng làm tương tự với phần dịch hoàn còn lại.

Bước 4: Sau khi thiết, bà con sử dụng bông sạch để lau bên trong và bên ngoài bao dịch hoàn. Để tránh bị nhiễm trùng, lở loét, bà con nghiền mịn kháng sinh sau đó rắc vào bên trong và khâu bao dịch hoàn lại.

Bước 5: Sau khi thiến giống, bà còn phải kiểm tra hàng ngày tránh để bị nhiễm trùng, ngoài ra cần bôi thêm thuốc sát trùng hàng ngày để vết khâu khỏi hẳn.

5. Quy trình chăm sóc chăn nuôi dê theo độ tuổi

Dê con dưới 10 ngày tuổi
Ngay sau khi sinh, dê cần được lau khô, cắt rốn và cho bú kinh nghiệm, phải vuốt sạch máu và để lại 3 – 4cm cuống rốn. Dê con cần được giữ ấm, tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều vi khuẩn và mầm bệnh.
Dê con từ 11 đến 45 ngày tuổi
Cho dê bú sữa mẹ khoảng dưới 1lít/ngày, cho bú ban ngày và tách mẹ vào ban đêm. Giai đoạn này cho dê con theo mẹ là đủ sữa chứ không cần bổ sung sữa ngoài. Ngoài ra, lúc này dê con đã có thể ăn một số loại thức ăn dễ tiêu như: chuối chín, bột đậu nành và một số loại cỏ non sạch nên bà con cho ăn kết hợp.
Dê đang phát triển 46 ngày tuổi đến trưởng thành
Trong quá trình đang tuổi lớn, dê rất cần bổ sung khẩu phần ăn nên bà con có thể cho dê ăn kèm thức ăn tinh từ 50 đến 100g và tăng dần lên theo sự phát triển của dê. Trong giai đoạn này, dê con cũng sẽ đến lúc cai sữa mẹ và thức ăn chủ yếu cho dê là thức ăn tinh và các loại rau củ quả, ngũ cốc…

Sau 3 tháng, dê phát triển mạnh cần cho chăn thả cùng bố mẹ, cho ăn đa dạng các loại thức ăn thô, kết hợp lẫn thức ăn tinh. Nếu chăn nuôi dê thịt thì thông thường sau khoảng 6 tháng nuôi là bà con có thể xuất bán tùy theo cân nặng và nhu cầu .

Nguồn: kythuatnuoitrong.edu.vn, chephamsinhhoc.net (TL)

Blog Người Chăn nuôi là một trang web phi lợi nhuận, dành cho người nông dân, chuyên tổng hợp, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về con giống, bệnh, kỹ thuật chăn nuôi.

Bạn có thể gửi các câu hỏi, vướng mắc của mình dưới form sau để chúng tôi trợ giúp. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ liên hệ lại và luôn sẵn lòng giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm của mình.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

    – Thư viện Kiến thức Chăn nuôi: TRUY CẬP NGAY

    – Chuyên mục Bản tin nông sản hàng tuần: TRUY CẬP NGAY

    – Ấn phẩm Người Chăn nuôi xuất bản hàng tháng: TRUY CẬP NGAY


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *