Kiến thức Chăn nuôiNgan

Kỹ thuật nuôi ngan Pháp hậu bị

Giới thiệu quy trình kỹ thuật nuôi ngan Pháp: yêu cầu kỹ thuật, các biện pháp an toàn, chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc theo từng giai đoạn tuổi. Ngan Pháp có tính thích nghi cao, dễ nuôi, ít bệnh, trọng lượng lớn, thịt ngon và tỷ lệ thịt cao hơn ngan nội địa.

1. Một số giống ngan Pháp

Dòng R31: Đây là giống ngan có lông màu vằn ngang và xám đen lúc trưởng thành. Ngan có sức sống và năng suất tốt, độ đồng đều cao. Tuổi giết thịt hiệu quả và năng suất tốt nhất của ngan đực là 85 – 90 ngày tuổi. Lúc này con trống khoảng 4,4 – 4,6 kg, con mái 70 – 77 ngày đạt 2,4 – 2,5 kg, tiêu tốn thức ăn 2,75 – 2,9 kg hỗn hợp/kg tăng trọng. Tuổi đẻ bói trung bình lúc 27 – 28 tuần tuổi.

Dòng R51: Ngan 1 ngày tuổi có lông màu vàng rơm, chân, mỏ có màu hồng hoặc trắng, trên đầu có đốm xám hoặc nâu nhạt. Đến tuổi trưởng thành, ngan có màu lông trắng. Khối lượng mới nở 53 g/con; 85 – 90 ngày tuổi ngan đực thương phẩm  đạt 4,0 – 4,2 kg/ con ; 77 – 80 ngày tuổi ngan cái nặng 2,2 – 2,3 kg/con. Tuổi đẻ lúc 28 tuần tuổi (khoảng 5%).

Dòng R71: Ngan 1 ngày tuổi có màu lông vàng rơm, có hoặc không có đốm đen trên đầu. Chân, mỏ màu hồng. Khi trưởng thành ngan có màu lông trắng trên đầu có màu đen hoặc trắng tuyền. Khối lượng ngan mới nở 55 g/con, lúc 85 – 90 ngày tuổi ngan đực thương phẩm có trọng lượng trung bình ngan đực 4,8 kg/con, ngan cái 77 – 80 ngày nặng khoảng 2,5 – 2,7 kg/con. Tuổi đẻ 28 tuần.

2. Yêu cầu kỹ thuật

Trọng lượng của ngan con, ngan trưởng thành đạt ở mức chuẩn theo tuần tuổi và theo đặc tính của giống.

 Ngan có hệ khung xương, hệ cơ hệ thống cơ, hệ thống đường tiêu hóa, hệ thống đường sinh dục phát triển tốt.

Ngan có tỷ lệ đồng đều cao. Ngan thuần thục về tính đúng độ tuổi.

Ngan khỏe mạnh có đủ miễn dịch bảo hộ các bệnh thường xảy ra trong các giai đoạn nuôi.

3. Các biện pháp an toàn

Cùng vào cùng ra

Năng suất chăn nuôi cao khi đàn giống khỏe mạnh. Khi nuôi đảm bảo các đàn phải cùng lứa tuổi.

Kết thúc một chu kỳ chăn nuôi hoặc thay đàn thì chuồng nuôi, khu vực xung quanh, dụng cụ chăn nuôi phải vệ sinh sạch sẽ và xử lý bằng thuốc sát trùng. Thời gian trống chuồng tối thiểu 3 tuần mới được đưa ngan khác vào.

Chuồng trại

Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Nền chuồng tùy theo vật liệu xây dựng nhưng phải thuận tiện cho việc đi lại, lấy trứng và làm vệ sinh thú y. Tùy theo điều kiện để thiết kế sân chơi, bể tắm, máng nước, vì ngan là thủy cầm nên không được để ngan thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến năng suất.

4. Kỹ thuật nuôi ngan hậu bị

Giai đoạn từ 1 – 3 tuần tuổi

Đây là giai đoạn úm ngan trong giai đoạn này cũng giống như nuôi ngan hướng thịt. Xây dựng chuồng nuôi, chuẩn bị như máng ăn, máng uống, chụp úm, quây úm, rèm che, chất độn chuồng, sân chơi… Ngan 1 ngày tuổi cần chọn ngan có ngoại hình theo đặc tính riêng của giống, nếu chọn được ngan đực và cái riêng càng tốt.

Mùa đông ngan nên nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng. Mùa hè có thể thả ngan ra sân ở tuần thứ 3.

Thức ăn của ngan dùng thức ăn hỗn hợp, phải lựa chọn nhà cung cấp có uy tín, đã được đăng ký chất lượng với cơ quan quản lý nhà nước, trong gian đoạn này ngan được cho ăn tự do.

Nuôi ngan sinh sản, việc kiểm soát trọng lượng ngan bố mẹ là cần thiết.

Trên cơ sở trọng lượng của ngan để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp bảo đảm ngan không quá béo hoặc quá gầy, duy trì tỷ lệ đồng đều.

Ngan từ 4 – 25 tuần tuổi

Giai đoạn này bắt buộc phải tách ngan đực và cái nuôi riêng nếu không tách thì không thể điều chỉnh trọng lượng theo tiêu chuẩn.

Đối với ngan cái, bên cạnh kiểm soát trọng lượng thì lông vũ ảnh hưởng lớn đến năng suất trứng, cần lưu ý đến bệnh tiêu chảy vì bệnh có thể làm ngan rụng lông.

Hàng tuần phải kiểm tra trọng lượng, trên cơ sở trọng lượng chuẩn sẽ điều tiết thức ăn cho phù hợp.

Nguồn: hpstic.vn


Blog Người Chăn nuôi là một trang web phi lợi nhuận, dành cho người nông dân, chuyên tổng hợp, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về con giống, bệnh, kỹ thuật chăn nuôi.

Bạn có thể gửi các câu hỏi, vướng mắc của mình dưới form sau để chúng tôi trợ giúp. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ liên hệ lại và luôn sẵn lòng giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm của mình.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

    – Thư viện Kiến thức Chăn nuôi: TRUY CẬP NGAY

    – Chuyên mục Bản tin nông sản hàng tuần: TRUY CẬP NGAY

    – Ấn phẩm Người Chăn nuôi xuất bản hàng tháng: TRUY CẬP NGAY

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *