1. Đo thân nhiệt khi nuôi thỏ:
Nếu có hai người thì một người giữ thỏ ở tư thế nằm sấp trên bàn, hai tay năm da vùng gáy và mông, người đo nhiệt độ một tay cầm đuôi, một tay cầm nhiệt kế loại nhỏ thấm ướt đầu thủy ngân rồi đặt vào lỗ hậu môn xoay nhẹ vào trực tràng sâu 2 cm và sau một phút là đọc được.
2. Đếm nhịp thở:
Để thỏ yên tĩnh, tư thế tự nhiên ở trong lồng chuồng, quan sát và đếm nhịp dao động thành bụng trong 10 giây rồi nhân với 6
Đếm nhịp đập tim mạch
Hơi khó xác định và ít có ý nghĩa trong việc chuẩn đoán bệnh lý vì thỏ khi sợ hãi tim đập nhanh hơn nhiều. Có thể xác định được nhịp tim bằng cách để thỏ nằm yên tĩnh, dùng ống nghe đặt tại điểm 1/3 từ dưới lên của xương sườn thứ 2 – 4 từ bên trai hoặc cũng có thể bắt mạch động mạch đùi ở phía trong bẹn.
3. Tiêm thỏ:
Thông thường chỉ tiêm bắp ở mặt trong đùi. Một người bắt thỏ, người khác tiêm, cầm chân thỏ sao cho ngón tay trỏ đặt vào đầu gối chân đó, tay thuận cầm bơm tiêm đặt kim tiêm vào điểm đặt của ngon tay cái giữ chân thỏ, chỗ đó có cơ bắp dày, không có mạch máu lớn.
4. Cho thỏ uống thuốc:
Để tiết kiệm thuốc và dùng thuốc đúng liều, cần phải bắt thỏ cho uống thuốc trực tiếp, không nên pha thuốc vào nước uống hoặc thức ăn đại trà, thỏ ăn uống không hết ngay, thuốc biến chất, không có tác dụng.
Cho thỏ uống nước trực tiếp bằng ống bơm hoặc ống hút nhỏ, đặt sâu vào miêng qua mép thỏ rồi bơm từ từ vào miệng, thỏ sẽ nuốt dần. Đối với thỏ con theo mẹ, khi bắt nhấc thỏ lên chờ khi thỏ kêu há mồm ra thì nhỏ thuốc vào miệng, nếu nó không kêu thì nhỏ giọt dưới môi rồi nó sẽ uống được, không nên cho trực tiếp ốm bơm vào miệng dễ làm xây sát niêm mạc miệng.
5. Sát trùng tiêu độc:
Ngoài công việc vệ sinh hàng ngày ra, cần định kỳ sát trùng lồng chuồng, máng ăn uống, ổ đẻ.
Mỗi tuần sát trùng máng ăn, máng uống 2 lần
Hai tuần sát trùng lồng chuồng, lưới cỏ 1 lần
Sau khi bỏ ổ đẻ ra phải dọn sạch, rửa xong phơi khô
Mỗi quý phải quét dọng mặt bằng, rắc vôi bột hoặc phun thuốc sát trùng, thuốc diệt ruồi muỗi.
Dùng lửa bằng đèn khò hoặc bằng dẻ tẩm dầu thiêu
Nước vôi 10% để phun, ngâm sát trùng dụng cụ chuồng nuôi.
6. Kiểm tra sức khỏe của thỏ:
Trong quá trình chăn nuôi phải định kỳ quan sát, đánh giá trạng thái sức khỏe của thỏ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Thỏ khỏe thì rất linh hoạt, phản ứng nhanh với tiếng động xung quanh, khi ăn thỏ đến ngửi thức ăn và ăn ngay.
Thỏ khỏe thì da nhẵn nhụi, lông bóng mượt, không có vảy rộp hoặc không rụng lông thành từng bãi. Mũi và mắt khô, không có dịch nhờn chảy ra, phân ở dạng viên như chùm nho thường thải vào sáng sớm thì đó là “phân vitamin” bình thường. Niêm mạc hậu môn, cơ quan sinh dục khô không có vảy, loét, không dính bết dịch thể khác. Thỏ khỏe thì thở đều, nhẹ nhàng, không có tiếng động, kêu.
Khi nắn vuốt dưới da xung quanh thân mình thì không thấy khối u, khi nắn da nhấc thỏ lên thì thấy liên kết dưới da chặt chẽ, khi buông tay thì da thỏ trở lại bình thường.
Nguồn: nguoichannuoi.vn
Blog Người Chăn nuôi là một trang web phi lợi nhuận, dành cho người nông dân, chuyên tổng hợp, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về con giống, bệnh, kỹ thuật chăn nuôi.
Bạn có thể gửi các câu hỏi, vướng mắc của mình dưới form sau để chúng tôi trợ giúp. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ liên hệ lại và luôn sẵn lòng giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm của mình.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:
– Thư viện Kiến thức Chăn nuôi: TRUY CẬP NGAY
– Chuyên mục Bản tin nông sản hàng tuần: TRUY CẬP NGAY
– Ấn phẩm Người Chăn nuôi xuất bản hàng tháng: TRUY CẬP NGAY