Chưa phân loại

Quy trình kỹ thuật cơ bản của trại heo nái

Để đánh giá năng suất chăn nuôi của trang trại chăn nuôi lợn nái thì kết quả sản xuất của giai đoạn mang thai có ý nghĩa quyết định đối với năng suất chung của toàn trại. Chính vì vậy, quy trình kỹ thuật cơ bản của trại heo nái phải thực hiện rất nghiêm ngặt, tỉ mỉ và chính xác mới đạt được kết quả như mong muốn.

Ví dụ: Để tăng năng xuất chung của toàn trại cần làm tăng tỉ lệ đẻ, tăng số con/1nái/năm…, đồng thời cần làm giảm tỉ lệ loại thải, tỉ lệ chết nái, chết con,… Do đó, quy trình kỹ thuật tốt cần phải đáp ứng được 3 mục tiêu sau:

– Con giống tốt

– Quản lý, chăm sóc tốt.

– Phòng, trị bệnh nghiêm ngặt

1.Chọn giống:

Muốn chọn được con giống có chất lượng tốt thì từ khi sinh ra cho đến lúc chọn giống lợn phải đạt trọng lượng > 80kg. Lợn phải được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt, thức ăn chất lượng cao để lợn bộc lộ hết tiềm năng di truyền của giống. Tiến hành chọn giống theo các chỉ tiêu:

– ADG (tăng trọng/ngày).

– FCR (chỉ số tiêu tốn thức ăn bình quân/ kg tăng trọng).

– BF (độ dầy mỡ lưng)…

Ngoài ra để chọn được con giống tốt cần chọn các yếu tố sau:

 1.1 Chọn ngoại hình chung

– Ngoại hình phải phù hợp với giống để tránh lai tạp

– Ngoại hình cân đối, 4 chân to đều, mông nở, thể trạng phù hợp với độ tuổi, phẩm giống. Mình (thân) dài, bộ khung vững chắc, các bộ phận cân đối.

– Đực giống: bụng thon, gọn, hai chân sau thẳng, vững trãi.

– Lợn cái hậu bị : bụng tròn, gọn, mông nở, mình thon,

1.2 Chọn bộ phận sinh dục

– Có số vú từ 12 đến 16 vú, cân đối, khoảng cách giữ các vú đều lộ rõ, không có vú lép, kẹ …..Hai hàng vú cách đều nhau

– Từng núm to đều, trơn, tròn bóng, hồng, chỉ chọn lợn hậu bị có vú 1 hoặc 2 tầng.

Lợn đực giống:

– 2 dịch hoàn to đều, không treo cao, không trễ thấp.

– Da dịch hoàn trơn nhẵn, không quá bóng và cũng không nhăn nheo

– Phụ dịch hoàn nổi rõừ thể hiện tính hăng.

– Bao quy đầu to vừa, không tịt

Lợn hậu bị:

– Âm môn hình trái tim (quả đào)

– Âm môn xuôi không hất lên (móc câu)

– Âm môn to, mẩy, không đầu thừa của niệu quản.

1.3 Xác định tuổi và trọng lượng phối giống lần đầu:

– Lợn nái hậu bị khi cho phối giống lần đầu phải 8 tháng tuổi và phải đạt trọng lượng  120 kg.

– Chương trình vaccine trước khi cho phối giống theo đúng qui trình

2.Quản lý chăm sóc

2.1. Chăm sóc và quản lý hậu bị: 

Lợn hậu bị trước khi nhập chuồng phải được nuôi dưỡng chăm sóc sao cho không làm giảm khả năng sinh sản của chúng.

Các tiêu chí như: Cách ly và thích nghi, cho ăn, tiếp xúc với heo đực, trọng lượng phối giống lần đầu, trọng lượng cơ thể trong giai đoạn mang thai và nuôi con lứa đầu là những yếu tố quyết định tiềm năng cả đời của nái hậu bị.

Trong quá trình nuôi cần đánh giá quy trình quản lý, quy trình kỹ thuật và quá trình phát triển của heo hậu bị để nhằm đạt kết quả tốt nhất.

Một số lưu ý khi nhập heo nái hậu bị:

– Nhập heo hậu bị theo kế hoạch thích hợp và nên nhập trước thời điểm phối giống từ 2,5 – 3 tháng (để heo thích nghi và làm vacxin)

– Nhập heo đồng nhất từ một giống heo làm hậu bị từ một trang trại có uy tín, chất lượng

– Tỷ lệ nhập hậu bị thay thế hang tháng khoảng 3 – 4 % số nái sinh sản đang khai thác.

– Tỷ lệ heo hậu bị chiếm khoảng 10% số nái sinh sản.

– Vào mùa nóng (tháng 4 hoặc tháng 5) có thể nhập tăng lượng heo hậu bị lên 20 – 30% để bù đắp lượng hep chậm lên giống vào mùa nóng.

– Chuẩn bị chuồng nuôi cách ly và thích nghi, nên cách xa khu vực chuồng mang thai và nuôi con. Cần tối thiểu 30 – 45 ngày để nuôi cách ly.

– Giảm tối đa stress do mật độ nuôi chật chội để gia tăng tỷ lệ rụng trứng và lên giống. Nên nuôi 5 – 6 heo hậu bị trong một ô chuồng với diện tích khoảng từ 1,5 – 1,8 heo/1m2.

Nuôi dưỡng heo hậu bị:Trong quá trình nuôi dưỡng không được để hậu bị lớn quá nhanh. Nếu để heo phát triển quá nhanh, năng xuất lứa đầu có thể vẫn tốt và hầu hết lượng mỡ tích luỹ được tiêu thụ hết khi nái nuôi con lứa đầu, nhưng khoảng cách động dục trở lại kéo dài. Có thể lần phối giống tiếp theo sẽ thành công, nhưng số con trên lứa và năng suất nái sẽ giảm ở những lứa tiếp theo.

Chế độ dinh dưỡng:Tùy vào thể trạng và tùy vào các giai đoạn sản xuất mà ta có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng  cho phù hợp. Nên cho lợn nái ăn theo bữa (2 bữa/ngày) vào giờ quy định để cho lợn nái có thời gian nghỉ ngơi dưỡng thai.


Chế độ dinh dưỡng cho heo hậu bị

2.2. Xác định động dục và phối giống

Phối giống đúng phương pháp:Lợn hậu bị được phối giống lần đầu khi đạt # 8 tháng tuổi và đạt trọng lượng 120 kg.

Xác định lợn lên giống (động dục):

Khi lợn lên giống sẽ xuất hiện các biểu hiện khác thường như: bồn chồn, đứng nằm không yên, có thể cắn phá chuồng, một số con bỏ ăn, ăn ít, quay đầu, có biểu hiện nghe ngóng … Đặc biệt cơ quan sinh dục biểu hiện rất rõ:

– Những ngày đầu: Âm hộ sưng to, đỏ gấp 2 – 3 lần bình thường, niêm mạc đỏ, có dịch nhày.

– Những ngày sau: dịch đặc dính ở ngày thứ 3. Lúc này âm hộ héo chuyển dần từ màu đỏ sang màu mận chín, niêm mạc ít sưng hơn.

– Để kiểm tra cũng như để kích thích lợn động dục, tăng sự hưng phấn và hiệu quả của phối giống, hàng ngày ta nên cho lợn đực làm việc (chú ý nên sử dụng các lợn đực từ 2 tuổi trở lên) hoặc dùng lợn đực thí tình. Bằng cách cho lợn đực đi qua các khu vực nhốt lợn hậu bị hoặc lợn nái khô theo lịch: 2 lần/ ngày, mỗi lần 30 – 45 phút.

– Khi lợn cái có những biểu hiện như đái dắt, đứng im (đứng chôn chân), tai dựng ngược, đuôi vắt lệch sang 1 phía, sờ vào hoặc ngồi lên lưng lợn – lợn không có bất kì phản ứng gì thì đây là thời điểm phối giống thích hợp nhất.

– Hoặc nếu kiểm tra bằng mắt thường thấy âm hộ của lợn héo dần, chuyển sang màu mận chín, dịch tiết ra từ âm đạo đặc dính (vắt thành võng) thì gieo tinh vào thời điểm này sẽ đem lại kết quả cao.

Thời điểm phối: Khi lợn nái còn chịu đực (còn mê ì), thì còn rụng trứng thì còn phối giống, số lần phối có thể lên tới 3-4 lần.

Mối tương quan giữa thời gian rụng trứng và độ dài động dục với thời gian cai sữa

2.3. Sắp xếp heo nái trong chuồng:

– Lợn nái phối xong được xếp theo tuần phối hoặc hình vòng tròn (mô hình cuốn chiếu).

– Lợn nái cai sữa từ chuồng đẻ xuống được xắp xếp nơi gần lợn đực nhất, có nhiều ánh sáng, tiếng ồn…

– Những lợn nái có vấn đề: đau chân, xảy thai, viêm có mủ cơ quan sinh dục… được xắp xếp vào một khu riêng cuối hướng gió.

– Mỗi loại heo nái có ký hiệu kẹp thẻ riêng để tiện theo dõi, chăm sóc, quản lý.

2.4. Kiểm tra nái hàng ngày:

– Theo dõi nái theo thời khoá biểu làm việc hàng ngày: Sáng – Trưa – Chiều.

– Kiểm tra nái lốc, bỏ ăn, đau chân, sảy thai, … ngày 1 lần.

– Kích thích lợn nái lên giống (Flushing) như sau:

– Ngày cai sữa nên cho nái ăn một bữa 0,5kg thức ăn vào buổi sáng, chiều cho nhịn, đưa về khu nhốt nái chờ phối và hàng ngày cho lợn đực đi kiểm tra phát hiện động dục..

– Nên trộn thêm các loại thức ăn bổ sung, vitamin giàu ADE trong thức ăn lợn nái liên tục với liều 5g/nái/ngày trong 7 ngày sau cai sữa, để giúp nái nhanh lên giống, rụng trứng nhiều, trứng rụng tập trung làm tăng hiệu quả phối giống.

– Từ 1- 2 ngày sau cai sữa, nên đuổi cho nái vận động sau đó cho ăn no (với những trại lợn chăn nuôi với quy mô lớn có thể áp dụng quy trình cai sữa tập trung và nhốt heo vào ô tập trung theo tuổi và thể trạng của lợn nái)# giúp nái nhanh lên giống

2.5. Chuồng trại hợp lý

– Kết cấu xây dựng chuồng trại đúng quy cách làm sao thuận tiện, đơn giản, dễ sử dụng, hiệu quả cao, …

– Chỉnh nhiệt độ luôn luôn phù hợp, vào mùa hè ổn định nhiệt ở mức 25-28 độ C.

– Ngoài ra cần chú ý đến ẩm độ, tốc độ gió, mùa vụ khí hậu, …

– Phải thường xuyên kiểm tra chuồng trại: quạt hút, khe hở, nước làm mát, trần, bạt, ánh sang, tiếng ồn …

3.Phòng trừ bệnh tổng hợp

3.1. Vệ sinh chuồng trại

– Định kỳ vệ sinh sát trùng chuồng trại:

– Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng

– Phun sát trùng chuồng trại với chu kỳ phun: 1-2 lần/tuần (tùy thuộc vào dịch tễ, thời tiết). Thời điểm phun:phun sương, phun vào lúc ấm và khô nhất trong ngày (2-3 giờ chiều).

– Kiểm soát nội ngoại ký sinh trùng

Phòng bệnh bằng vaccine:

Thực hiện nghiêm ngặt chương trình phòng vaccine cho lợn theo lịch sau:

Nguyễn Văn Minh

Nguồn: Phòng kỹ thuật Jabiru Việt Nam


Blog Người Chăn nuôi là một trang web phi lợi nhuận, dành cho người nông dân, chuyên tổng hợp, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về con giống, bệnh, kỹ thuật chăn nuôi.

Bạn có thể gửi các câu hỏi, vướng mắc của mình dưới form sau để chúng tôi trợ giúp. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ liên hệ lại và luôn sẵn lòng giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm của mình.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

    – Thư viện Kiến thức Chăn nuôi: TRUY CẬP NGAY

    – Chuyên mục Bản tin nông sản hàng tuần: TRUY CẬP NGAY

    – Ấn phẩm Người Chăn nuôi xuất bản hàng tháng: TRUY CẬP NGAY

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *